Bí quyết luyện kỹ năng đọc nốt khi học chơi Organ cho bé

Kỹ năng đọc nốt là kiến thức cần thiết cho bất kỳ ai khi học chơi đàn Organ nếu như muốn chơi được các bản nhạc hay với cây đàn organ của mình. Và với trẻ nhỏ cũng vậy, khi học đàn Organ cũng không thể tránh được việc luyện đọc nốt nhạc, đây là những kiến thức nền tảng để làm bước đệm cho sự phát triển kỹ năng chơi Organ sau này của bé. Với một số bí quyết luyện kỹ năng đọc nốt khi học chơi Organ cho bé dưới đây sẽ rất hữu ích cho các bậc phụ huynh khi cho trẻ học đàn organ.
Luyện tập nhiều để hình thành thói quen phản xạ
Cũng giống như việc học chữ, ban đầu chúng ta cần học chữ cái, sau đó ghép âm với nhau rồi đánh vần, sau đó mới có thể đọc một văn bản. Thời gian từ khi học các chữ cái cho đến khi đọc lưu loát một văn bản không phải là ngắn, cũng phải mất đến vài năm. Và với việc đọc nốt cũng vậy, để có thể đọc nốt một cách lưu loát thì các bé cần phải dành nhiều thời gian cho việc tập luyện đọc nốt, để hình thành phản xạ có điện kiện, khi đó sau này chỉ cần cầm bản nhạc trên tay là bé đã có thể đọc được.
Việc đọc và ghi nhớ chính xác các nốt khi mới học đàn Organ là một điều khó khăn với tất cả mọi người, không riêng gì là đối với các bé. Vì vậy mà các phụ huynh khi cho bé luyện tập đọc nốt thì cần chú ý tìm một phương pháp học phù hợp và đúng đắn, không tạo áp lực cho bé khi tập luyện để tránh làm cho các bé có cảm giác chán nản.

Phương pháp dạy bé đọc và nhớ nốt tại nhà
Đối với việc học và đọc nốt nhạc, bạn tuyệt đối không nên sử dụng chữ tiếng Việt hoặc dùng số đếm để minh họa cho các nốt nhac. Để giúp cho bé có thể ghi nhớ tốt nhất các nốt nhạc, bạn nên để cho bé tự ghi nhớ vị trí các nốt nhạc để đọc. Đối với bé thì phương pháp dạy bé đọc và nhớ nốt hiệu quả là các bậc phụ huynh nên kết hợp giữa việc học và chơi, học thông qua trò chơi.
Bên cạnh đó để giúp bé đọc nốt khi học đàn Organ, bạn có thể xòe bàn tay trái ra cũng sẽ gồm 5 dòng và 4 khi như các dòng nhạc, rồi chỉ vào từng dòng hoặc khe một và yêu cầu bé đọc tên nốt nhạc. Với trò chơi này cũng sẽ giúp cho bé ghi nhớ các nốt nhanh và lâu hơn.
Các bài tập luyện ngón, chạy gam cũng sẽ giúp cho bé tăng khả năng phản xạ của mắt, đọc nốt tốt hơn, các ngón tay trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn.
Tăng thời gian tập luyện với đàn Organ tại nhà
Bên cạnh việc học chơi đàn Organ tại trung tâm thì các bạn nên sắp xếp thời gian tập luyện tại nhà để giúp bé rèn luyện được khả năng chơi đàn của mình. Tuy nhiên các phụ huynh cũng cần chú ý rằng, thời gian tăng lên ở đây là dành cho việc tập luyện, chơi nhạc chứ không phải là học đàn, điều này nhắc các bạn không nên tạo áp lực hoặc ép buộc bé trong khi học.
Thời gian để cho bé tập luyện với đàn Organ cũng nên được chia ra nhiều khoảng thời gian ở trong ngày, mỗi lần tập khoảng 30 phút, không nên tập luyện dồn một lúc. Đối với các bé thì đòi hỏi các bậc phụ huynh cần phải có sự kiên trì và nhẫn nại, không la mắng bé để làm ảnh hưởng đến quá trình tập đọc nốt của bé.

Tư thế ngồi khi chơi Organ
Tư thế ngồi khi chơi đàn organ cũng là điều bạn cần để ý, nhất là với trẻ nhỏ để giúp trẻ có được tư thế đúng ngay từ khi mới tập, giúp bé dễ dàng hơn trong luyện tập. Tư thế đúng để việc tập luyện được thoải mái và đạt được hiệu quả cao là trẻ nên ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, 2 tay thả lỏng, cổ tay để thẳng với cánh tay và để cao hơn phím đàn một chút, 2 chân để xuống sàn nhà.
Trên đây là những bí quyết dạy bé tập kỹ năng đọc nốt khi học chơi Organ hiệu quả mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cho bé yêu của mình trong quá trình cho trẻ học chơi đàn organ.