Hướng dẫn cách tự học nhạc lý đàn Organ đạt hiệu quả

Đối với bất kì người học Organ ban đầu nào cũng vậy, thường rất ngại học các kiến thức nhạc lý, bởi mới nhìn vào, đa số đều thấy được những kí tự và những kiến thức khá khó hiểu. Mặc dù có những tài liệu hướng dẫn nhưng với những người mới họ sẽ không biết bắt đầu từ đâu, học như thế nào để có hiệu quả.
Đừng quá lo lắng, bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tự học nhạc lý đàn Organ hiệu quả nhất. Dành vài phút để tìm hiểu thông tin nhé!

Học và đọc nốt nhạc
Điều đầu tiên khi học kiến thức nhạc lý của đàn Organ đó chính là học và đọc được các nốt nhạc. Để học được kiến thức này, bạn lấy một tờ giấy rồi kẻ 5 dòng gạch ngang. Sau đó bạn thực hiện chấm lên các dòng gạch ngang, tương ứng với mỗi dòng sẽ là mỗi nốt nhạc, bạn tiến hành đọc các nốt nhạc trên các dòng. Lưu ý là bạn không cần phải để ý đến các đuôi, móc hoặc các kí tự khác, chỉ cần đọc đúng tên các nốt nhạc nằm trên các khe và dòng.
Với cách học này bạn sẽ không có cảm giác bị rối mắt và dễ dàng ghi nhớ các nốt nhạc nhanh hơn, bạn học đến khi thuộc và ghi nhớ được vị trí của các nốt nhạc trên khuông nhạc thì có thể chuyển sang học các kiến thức khác. Bạn cũng nên thường xuyên ôn lại kiến thức này bằng cách mở một bản nhạc bất kì và đọc đúng tên các nốt nhạc.
Giá trị trường độ các nốt
Mỗi nốt nhạc sẽ có một trường độ khác nhau, đó là quy ước chung trong âm nhạc, chúng ta hoàn toàn không thể tự sáng tạo hoặc thay đổi trường độ của các nốt. Dấu tròn sẽ là nốt có giá trị lớn nhất và đây được xem là đơn vị của trường độ, độ dài trường độ của những nốt nhạc còn lại sẽ dựa vào độ dài trường độ của dấu tròn và thường sẽ là phân số của nốt tròn.

Nhịp điệu
Học kiến thức nhạc lý nói chung và nhạc lý Organ nói riêng, bạn không thể bỏ qua được kiến thức về nhạc lý. Nhịp chính là phần trường độ bao gồm các nốt nhạc hoặc dấu lặng được phân chia đều nhau trong một bản nhạc. Việc học nhịp điệu sẽ giúp bạn xác định rõ nhịp điệu của bản nhạc để từ đó chơi đúng với tinh thần và cảm xúc của bản nhạc.
Có 2 loại nhịp chính gồm nhịp đơn và nhịp kép, mỗi loại gồm 2, 3 và 4 phách. Chúng ta sẽ có 12 nhịp đơn và 12 nhịp kép. Dấu tròn vì có trường độ lớn nhất nên được sử dụng để phân chia và ghi số cho nhịp đơn. Dù là bản nhạc đi chăng nữa thì vẫn là nhịp với 3 phách kể trên hoặc là biến thể của nó.
Mối liên hệ giữa nhịp đơn và nhịp kép
Để tìm nhịp kép bạn lấy số nhịp ở trên nhân với 3 và số nhịp ở dưới nhân với 2 là ra nhịp kép. Còn với nhịp đơn thì bạn sẽ chia số nhịp ở trên cho 3 và chia số nhịp ở dưới cho 2. Không quá khó để viết được nhịp đơn và nhịp kép của các nốt nhạc.
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”] Nhịp ghép
Nhịp ghép là một trong những kiến thức nhạc lý Organ cơ bản, nhịp ghép nghe có vẻ sẽ xa lạ với những người mới, song cũng không quá khó hiểu. Nhịp ghép chính là sự kết hợp của 2 nhịp với nhau, lúc này bạn sẽ lấy số nhịp ở trên cộng lại với nhau và giữ số nhịp ở dưới sẽ được nhịp ghép.
Ngoài những kiến thức nhạc lý được kể ở trên, bạn nên học thêm kiến thức về dấu hóa để sau này khi thực hành với bản nhạc cụ thể bạn sẽ dễ dàng tập luyện mà không phải bị bỡ ngỡ hoặc phải tìm lại các kiến thức để học.
Việc học các kiến thức nhạc lý cũng cần tuân theo một trình tự, từ những kiến thức cơ bản, dễ hiểu đến những kiến thức nâng cao, không nên thích học gì thì học đó. Kiến thức nhạc lý là một trong những kiến thức quan trọng và cần thiết, nếu muốn học chơi Organ thành công thì bạn không thể không biết đến kiến thức nhạc lý. Đây là điều bạn nên nhớ.