Mẹo nhỏ giúp tự học piano đệm hát tại nhà

Âm nhạc đang ngày càng trở nên quan trọng hơn và thiết yếu hơn đối với đời sống của mỗi người. Những bản tình ca nhẹ nhàng cho những lúc mệt mỏi, những bản nhạc sôi động để bắt đầu một ngày mới… Bất kỳ ai già, trẻ, gái, trai đều chọn âm nhạc là món thưởng thức chính trong cả cuộc đời. Piano cũng thế, nó là một loại nhạc cụ gắn liền với mọi giai điệu tiết tấu, là tiền đề cho những âm hưởng được sáng tác từ những nốt đầu tiên. Piano là công cụ hỗ trợ hoàn hảo giúp người chơi tự học piano đệm hát cùng lúc. Vì thế mà mong muốn làm chủ được các phím đàn piano và hát là mong muốn của hầu hết người yêu âm nhạc

Kiến thức căn bản về nhạc lý để tự học piano đệm hát

Cần nắm rõ kiến thức căn bản về nhạc lý trước khi tự học piano đệm hát

Để tự học piano đệm hát người học cần nhớ cơ bản gồm có 14 hợp âm gồm 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ và có các hợp âm thăng, giáng liên quan

  • Đọc ký hiệu: Nhớ các ký hiệu trên đàn piano tương ứng với các nốt nhạc cụ thể: C D E F G A B tương ứng với các nốt nhạc là Đ R M F S L Si. Và cụ thể ở các ký hiệu in hoa là hợp âm trưởng, có chữ m nhỏ kết hợp là những hợp âm thứ, kết hợp với ký hiệu # là hợp âm thăng, với b là hợp âm giáng. Đây là những kiến thức căn bản để nhìn vào sheet nhạc có thể định hình và đọc tên ứng với chơi phím piano tương xứng
  • Cấu tạo piano: Đàn piano có tổng cộng 88 phím với 8 nốt C. Cơ bản piano vận hành trên 7 nốt nhạc chính là “đô rê mi fa sol la si đố”. Piano là tổ hợp của 7 nốt nhạc trên được đánh số “1 2 3 4 5 6 7” tổ hợp nối tiếp là sự dịch chuyển lên tone cao được đánh “1.2.3.4.5.6.7.”
  • Thế tay và cách ngồi: người học có thể tham khảo trên các trang mạng và xem cách người ta ngồi chơi piano ở dáng ngồi vuông góc mặt sàn, tay hờ không quá gò bó hay quá cao, quá thấp. Cần định hình dáng ngồi chuẩn từ ban đầu để thuận lợi cho việc bấm phím đàn

Đệm không giai điệu
Đây là kiểu chơi đệm nhạc mà người hát không rõ giai điệu, là một loại đệm nhạc cơ bản cho hầu hết các bài hát không rõ nhịp, bạn có thể thấy nhiều ở những bản nhạc đám cưới, người chơi chỉ đệm dù không hề biết bài hát đó như thế nào.

Học piano đệm hát cần sử dụng cả 2 tay để bấm hợp âm

Người tự học piano đệm hát cần sử dụng cả 2 tay để bấm hợp âm và chơi đàn như đập nhịp và để tạo âm dày hơn có thể chèn 1 nốt vào giữa các nốt đen. Tay trái dùng để chơi nhịp điệu và tay phải dùng để chơi các hợp âm, nên rải các nốt chính của hợp âm ở những quãng rộng để có được những âm thanh vang và dày hơn. Người chơi có thể rải hợp âm xuôi chiều hoặc đảo chiều và  sử dụng cả 3 kiểu đệm cùng 1 bản nhạc sẽ cho giai điệu hoàn hảo nhất
Đệm có giai điệu kết hợp với hợp âm
Người chơi sử dụng kết hợp tay phải đánh giai điệu và tay trái đánh hợp âm kết hợp nhuần nhuyễn đồng thời lồng ghép thêm hợp âm chính của bài hát cho tạo thành những âm thanh trầm bổng, không đơn điệu. Kiểu chơi này người học cần phải nắm rõ giai điệu bài hát và những hợp âm chính xác chơi cho riêng bài hát đó. Và cần tập luyện nhiều lần để nhuần nhuyễn mà không còn quá để ý vào độ chính xác trên phím đàn
Đối với người tự học piano đệm hát thì việc ban đầu cần cố gắng tập nhuần nhuyễn các hợp âm, sau đó mới kết hợp vừa đàn và hát, tránh xao lãng, quên nốt và kết hợp bị khớp.