Trong thời đại ngày nay, rất nhiều bậc phụ huynh cho con đi học một loại nhạc cụ từ bé và nhiều người cũng tập tành học để tạo dấu ấn riêng cho mình hay đơn giản là “ghi điểm” trong mắt người thương. Một trong những loại nhạc cụ phổ biến thường được học là piano đặc biệt là piano đệm hát. Vậy học piano đệm hát cần lưu ý điều gì? Bài viết sau đây sẽ tìm câu trả lời giúp bạn.
Piano đệm hát là gì?
Piano đệm hát là phần piano làm nên cho người hát chính hoặc làm nền cho một nhạc cụ khác chơi chính trong band nhạc. Piano đệm hát sử dụng các vòng hòa âm, hợp âm để làm phần nền cho giai điệu chính của bài hát, nó không phát ra giai điệu cụ thể của bài, từng nốt trong bài.
Chơi piano đệm hát sẽ dựa vào cảm nhận của người chơi chính vì vậy mà không cần phải đọc nốt nhạc nhiều như người chơi piano solo chính vì thế mà về độ linh hoạt thì người chơi piano đệm hát sẽ được linh hoạt hơn, dễ học hơn so với piano solo.
Chú ý khi học nhạc lý
Khi tiến hành bất kì một loại nhạc cụ nào thì cũng cần lưu ý về vấn đề nhạc lý đặc biệt là học piano đệm hát.
Trước khi học bất kỳ một loại nhạc cụ nào đặc biệt là chơi đệm hát, bạn nên trang bị cho mình kiến thức về nhạc lý.
Để đơn giản cho người mới bắt đầu, chúng ta chỉ cần nhớ 14 hợp âm (7 hợp âm trưởng, 7 hợp âm thứ) và một số hợp âm thăng, giáng. Cùng với đó là các thế bấm hợp âm sao cho chuẩn, đọc nốt trên bản nhạc. Học cách đếm nhịp của hợp âm có trong bài.
Đệm hát Piano có 2 cách
Piano đệm hát
Học piano đệm hát có 2 cách để bạn lựa chọn
Đệm hợp âm không giai điệu
- Cả hai tay đều bấm đồng thời hợp âm và chơi giữ nhịp. Để âm thanh nghe dày hơn, người chơi có thể chêm thêm nốt vào hợp âm đã được học từ ban đầu.
- Rải các nốt chính của hợp âm trên những quãng rộng: Thông thường tay trái sẽ rải hợp âm và tay phải sẽ giữ nhịp bằng cách chơi hợp âm. Kiểu này cũng có những biến cách để nghe âm thanh hay hơn, dày hơn. Ví dụ hợp âm C: thay vì bấm Đô – Mi – Sol ta có thể bấm Sol – Mi – Sol – Do bằng cách rải quãng.
- Rải hợp âm nhưng dùng móc kép hai tay đuổi nhau: sử dụng âm khu rộng của piano để rải ngược hay xuôi chiều, làm tăng tính mới lạ cho bản nhạc.
Đây là kiểu học piano đệm hát làm bài hát trở nên có tiết tấu, hài hòa và màu sắc hơn. Nó cũng giúp người hát cảm nhận âm thanh rõ ràng hơn để trình bày.
Đệm hợp âm có giai điệu
Kiểu đệm này khác với kiểu đệm hợp âm không giai điệu ở chỗ bàn tay phải chơi thêm phần giai điệu của bản nhạc còn tay trái thì đệm như các kiểu như trên nhưng phải kết hợp khéo léo để giai điệu hài hòa với hợp âm. Phải luyện tập nhiều để có thể chơi tốt kiểu đệm này.
Trong quá trình học, bạn có thể tham khảo các video hướng dẫn trên youtube, bạn bè, tutor để biết các mẹo mà người chơi đàn lâu năm áp dụng từ đó tìm ra được kĩ thuật hay kiểu đệm mà bạn thấy ưng ý nhất. Tuy nhiên, việc học piano đệm hát sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức nếu không có người “chỉ đường, vẽ lối” cho bạn, vậy nên việc tìm được một khóa học piano đệm hát căn bản hay một giáo viên hướng dẫn tận tình sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn.
Việt Thương Music cũng được xem là một gợi ý hay khi bạn có nhu cầu tìm một khóa học piano đệm hát từ cơ bản đến nâng cao. Hiện tại, Việt Thương Music đang có các chương trình khuyến mãi dành cho các bạn có nhu cầu học piano đệm hát nói riêng và học các nhạc cụ khác nói chung. Còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ để được tư vấn qua hotline: 0903118262