Tác quyền âm nhạc ngày càng được đề cao

Tác quyền âm nhạc ngày càng được đề cao

Trong những năm gần đây, Tác quyền âm nhạc ngày càng được đề cao, những bài hát, bài nhạc của nhạc sĩ dần được chú trọng việc thu bản quyền.

Trong năm qua, trung tâm tác quyền âm nhạc Việt Nam thu hơn 150 tỷ đồng. Tăng 12% so với năm 2019.

Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt, viết tắt VCPMC, do cố nhạc sĩ Phó Đức Phương sáng lập năm 2012. Đơn vị được nhiều nhạc sĩ ủng hộ nhưng cũng từng vấp phải một số tranh cãi liên quan việc thu phí ở quán cà phê, khách sạn.

Tác quyền âm nhạc ngày càng được đề cao
Bản quyền tác giả cho tác phẩm Và tôi sẽ

Tiền tác quyền thu được sẽ gửi lại các nhạc sỹ, một phần để làm kinh phí hoạt động.

Tong năm 2020, trung tâm đã tiến hành bốn kỳ phân phối cho các tác giả, chi trả đến các chủ sở hữu 107,4 tỷ đồng. Trước Tết Nguyên đán, VCPMC sẽ phân phối thêm 36 tỷ đồng. Số tiền còn lại để trả quản lý phí. Năm 2021, Trung tâm dự định đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong công tác bản quyền, trực tiếp cung cấp cho tác giả thông tin về phương thức đo đếm, số lượt sử dụng tác phẩm trong các môi trường khác nhau.

Tác quyền âm nhạc ngày càng được đề cao
Ông Đinh Trung cẩn hiện là giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Ảnh: VCPMC.

Nhận định của các nhạc sĩ, nghệ sĩ:

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung – đại diện các nhạc sĩ phía Nam được trung tâm bảo vệ – nói: “Số tiền bản quyền VCPMC thu giúp tôi nhỏ nhưng nhen nhóm trong tôi niềm tin có thể sống được với đam mê và hy vọng về môi trường hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp. Tôi được biết sau khi nhạc sĩ qua đời, trung tâm vẫn tiến hành thu tiền bản quyền trong 50 năm. Như vậy, thế hệ con cháu của họ vẫn được hưởng phần nào đó. Tôi nghĩ đây là quyền lợi xứng đáng với chất xám, nỗ lực nhạc sĩ bỏ ra”.

Đến tháng 8/2020, 4.385 tác giả và 142.612 tác phẩm được ủy quyền cho trung tâm. Đây là một tín hiệu vui cho thấy ngày càng nhiều người quan tâm hơn đến chất xám âm nhạc, những bài hát, sáng tác của các nghệ sĩ.