Cái khoảnh khắc được ngồi trên ghế, cầm dùi trống và bắt đầu gõ với nhiều người rất đặc biệt. Những giây phút đó dường như bạn đang được sống với chính cảm xúc thật của mình. Không những thế, bạn còn được chìm đắm theo những cảm xúc, nhịp trống mà mình yêu. Với nhiều người được học đánh trống, thì chắc hẳn cũng nắm rõ cách cầm dùi trống vô cùng quan trọng. Đã nhiều người dành thời gian học cách cầm dùi phong cách Pháp, Mỹ. Tuy nhiên cũng có khá nhiều người yêu thích cách cầm dùi trống theo phong cách kiểu Đức.
Hướng dẫn bạn cách cầm dùi trống theo phong cách kiểu Đức
Các bước cầm dùi trống phong cách kiểu Đức:
Bước 1: Cầm dùi ở điểm cân bằng như với cách cầm kiểu Mỹ
Ngày nay, cách cầm theo phong cách Mỹ như mô tả ở trên thường được coi là cách cầm tương xứng được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, đó không phải là cách cầm tương xứng duy nhất. Ví dụ, phong cách cầm kiểu Đức là một biến thể thường gặp của phong cách cầm kiểu Mỹ cơ bản và nó thường được sử dụng để tăng thêm lực cho tay trống (đặc biệt là cho trống định âm và trống trầm ở nhạc cổ điển). Để sử dụng cách cầm kiểu Đức, hãy bắt đầu tìm và nắm vào điểm cân bằng ở dùi trống của bạn y như cách ở bên trên.
Bước 2: Điều chỉnh lòng bàn tay bạn cho song song với mặt trống
Sau khi bạn đã nắm chắc dùi trống thì hãy xoay tay sao cho lòng bàn tay bạn đối diện với mặt trống. Vì đa phần những chiếc trống thường được lắp đặt để mặt trống ngang với mặt sàn nên bạn cần xoay bàn tay sao cho lòng bàn tay úp xuống dưới. Tuy nhiên, với một số loại trống được lắp đặt theo chiều thẳng đứng như trống trầm thì bạn cần xoay bàn tay để đối diện với mặt bên của trống.
Bước 3:Sử dụng các ngón giữa của bạn để hỗ trợ
Cong ngón giữa bên dưới dùi trống và để ngón này thật thoải mái trên dùi. Ngón áp út và ngón út có vai trò kém quan trọng hơn trong cách cầm kiểu Đức này so với các phong cách cầm khác. Nếu muốn, bạn có thể dùng những ngón này để giữ cho dùi trống thật chắc bằng cách để chúng bao quanh dùi trống hay đơn giản là nhẹ nhàng gập lại bên dưới.
Bước 4: Để khuỷu tay của bạn hướng ra ngoài
Khi sử dụng cách cầm kiểu Đức, nếu bạn chơi một bộ trống thông thường được lắp đặt theo chiều ngang (như phần lớn các trống lẫy, trống con, vv…) thì lòng bàn tay của bạm cần song song với sàn nhà. Khi xoay bàn tay theo cách này, khuỷu tay của người chơi trống sẽ có xu hướng xoay ra ngoài một chút. Nếu bạn để ý khuỷu tay mình ở tư thế này thì đừng khép nó lại. Với cách cầm kiểu Đức thì việc để khuỷu tay hướng ra ngoài sẽ giúp bạn có nhiều lực và kiểm soát dễ dàng hơn khi chơi.
Bước 5: Đánh bằng chuyển động của cổ tay
Khi đã sẵn sàng chơi, hãy đánh trống bằng cách đưa cổ tay của bạn xuống dưới theo động tác đánh. Những chiếc dùi cần nảy thật mạnh khi chạm đến mặt trống , còn nếu dùi không nảy thì bạn cần điều chỉnh vị trí cầm của mình lên trên hay xuống dưới một chút. Hãy giữ cho động tác đánh giới hạn ở cổ tay của bạn và tránh dùng đến cánh tay, vai và ngón tay.
Trên đây là cách cầm dùi trống theo phong cách kiểu Đức. Cách cầm này chủ yếu tập trung vào lực do đó rất thích hợp với rock hạng nặng, nhạc cổ điện sống động hay nhạc diễu hành.