Cách phối hòa âm cho phần nhạc dạo Guitar

Đối với những bạn yêu thích việc chơi đàn guitar thì đa phần mọi người cũng đều đã từng viết một phần riff (hay chính là nhạc dạo) cho Guitar, nhưng dường như nó không có được chiều sâu? Vậy cần phải làm thế nào? Câu trả lời đó chính là bạn cần phải phối hòa âm cho phần nhạc dạo đó. Việc phối hòa âm cho phần nhạc dạo sẽ giúp cho đoạn nhạc thêm thu hút, thú vị hơn, và việc này không khó để thực hiện. Dưới đây là cách phối hòa âm cho phần nhạc dạo Guitar khá đơn giản mà các bạn cần nắm được để giúp cho việc hòa âm được hiệu quả nhất.

Các bước thực hiện phối hòa âm cho phần nhạc dạo
Trước hết bạn hãy tạo một đoạn nhạc dạo, ghi nhớ nó và tạo một khối giai điệu. Sau đó thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Xác định những nốt nhạc mà bạn sẽ dùng và cố gắng tìm ra âm giai mà bạn sẽ chơi là gì?

Để làm được điều này, cách tốt nhất là xây dựng một âm giai trong đó có sử dụng các nốt nhạc mà bạn sẽ dùng, và thực hiện nâng tông cao hơn với các nốt nhạc có âm thanh “tuyệt vời”. Để việc này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn thì bạn cần phải trải qua những lần luyện tập và trải nghiệm.

  • Lựa chọn em bạn sẽ sử dụng khóa trưởng hay thứ?

Nói chung, các khóa trưởng sẽ có giai điệu vui tươi và lạc quan, trong khi đó thì các khóa thứ có âm điệu buồn, tuy nhiên thì đây không phải là một quy tắc cứng nhắc, vì vậy mà một khóa thứ chắc chắn vẫn có thể có giai điệu vui tươi. Ngoài ra, đối với các bài hát thuộc thể loại nhạc rock (metal songs) thì thường sẽ sử dụng khóa thứ.

  • Sử dụng âm giai được xây dựng ở trên để xác định khóa của đoạn nhạc dạo là gì?


Tiếp theo trong các bước học phối hòa âm cho phần nhạc dạo Guitar đó là bạn cần phải xác định được khóa cho đoạn nhạc dạo của mình.
Ví dụ: Đoạn nhạc dạo của bạn sử dụng nốt Eb (Mi giáng Trưởng), F (Fa Trưởng), Ab (La giáng Trưởng) và D (Rê Trưởng). Bạn xác định các nốt khác là C (Đô Trưởng), G (Son Trưởng) và Bb (Si giáng Trưởng). Như vậy thì bạn biết rằng đoạn nhạc dạo của mình sẽ là hợp âm Mi giáng (Eb) Trưởng hay hợp âm Đô (C) Thứ. Khi đó bạn hãy sử dụng hợp âm Đô (C) Thứ.

  • Viết các nốt nhạc cho âm giai và các quãng âm thanh cho âm giai đó bên dưới mỗi âm giai theo thứ tự.

Cụ thể của việc này bạn có thể hình dung như sau: Bạn viết C (Đô Trưởng), D (Rê Trưởng), Eb (Mi giáng Trưởng), F (Fa Trưởng), G (Son Trưởng), Ab (La giáng Trưởng), Bb (Si giáng Trưởng) và C (Đô Trưởng). Khi đó thì dưới chữ C đầu tiên, bạn viết “I”, dưới chữ D sẽ là “II”, dưới Eb là “III”,…lần lượt như vậy cho đến chữ C thứ 2 thì sẽ lại là “I”.

  • Quyết định các quãng âm mà bạn muốn dùng để phối hòa âm

Trong các quãng âm thì quãng ba được xem là phổ biến nhất, bởi nó có âm thanh hay nhất đồng thời cũng dễ chơi nhất. Bên cạnh đó thì quãng 6 và 4 cũng khá hay, hay cả quãng thứ 2 và thứ 7 cũng khá thú vị, tuy nhiên thì nó lại ít được dùng.

  • Sử dụng danh sách đã viết ở bước 5, viết nốt nhạc vào đó một lần nữa, điều chỉnh sao cho phù hợp với quãng âm thanh mà bạn đã chọn

Ví dụ: Nếu như bạn quyết định phối hòa âm ở quãng thứ 3, vậy thì bạn hãy viết Eb (Mi giáng Trưởng) ở dưới C (Đô Trưởng) đầu tiên, F (Fa Trưởng) ở dưới D (Rê Trưởng),…lần lượt như vậy với các nốt khác.
Cuối cùng, hãy dùng danh sách vừa hoàn thiện để chơi lại đoạn nhạc dạo đó, chơi các nốt nhạc nằm dưới các nốt nhạc gốc. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều và đoạn dạo của bạn sẽ có sức hút đối với người nghe. Bên cạnh đó thì để giúp cho việc học cách phối hòa âm cho phần nhạc dạo Guitar hiệu quả và dễ thực hiện hơn thì bạn nên xem trực tiếp các đoạn video hướng dẫn chi tiết cách hòa âm cho phần nhạc dạo Guitar để giúp bạn dễ hình dung cũng như tập luyện.