Trong rất nhiều bài viết chúng tôi đã chia sẻ, âm nhạc không ngoại trừ bất kì một ai, chỉ cần có lòng đam mê và tình yêu thực sự thì bạn hoàn toàn có thể đến với âm nhạc. Song trong các bài viết, chúng tôi cũng chưa đề cập đến những trường hợp đặc biệt mà cụ thể ở đây là người khiếm thị.
Bài viết kì này chúng tôi sẽ dành thời gian giải đáp vấn đề có nên cho người khiếm thị học đàn Organ hay không? Nếu quan tâm đến vấn đề này, bạn đọc hãy dành một vài phút đọc những chia sẻ ngay sau đây nhé.
Âm nhạc luôn là một liều thuốc bổ dưỡng cho tinh thần, ai trong chúng ta cũng cần đến liều thuốc này, không ngoại trừ bất kì một ai. Với những người khiếm thị cũng vậy, nếu thực sự có tình yêu với đàn Organ thì những người khiếm thị hoàn toàn có thể đăng ký và tham gia các lớp học Organ. Mặc dù, đôi mắt của những người khiếm thị không thể nhìn thấy, nhưng họ cũng có không ít những tố chất để có thể theo học các lớp đào tạo Organ.
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”]
Những người khiếm thị có đôi tai rất nhạy
Nghiên cứu cho biết, ở những người bị khiếm thị họ sẽ có thính giác rất tốt. Trong học chơi nhạc cụ, khả năng nghe được xem là một yếu tố khá quan trọng, nếu không nghe được chính xác âm thanh và những nốt nhạc được phát ra, người chơi sẽ khó có thể hình thành cho mình một sự cảm thụ âm nhạc chính xác. Chính vì vậy, khả năng nghe ở người khiếm thị chính là một yếu tố cho thấy họ có đủ khả năng để học chơi đàn Organ. Song mức độ cảm thụ âm nhạc bằng đôi tai của mỗi người sẽ khác nhau, không phải người khiếm thị nào cũng có một đôi tai nhanh nhạy. Nhưng đôi tay nhanh nhạy với âm thanh ở người khiếm thị là không thể phủ nhận được, bởi mọi hoạt động của họ thực hiện được là nhờ vào khả năng nghe và cảm nhận âm thanh xung quanh bằng đôi tai.
Trí nhớ của người khiếm thị cũng rất tốt
Cuộc đời luôn công bằng với tất cả mọi người, không ban cho ai tất cả mọi thứ và cũng không lấy đi của ai tất cả mọi thứ. Với những người khiếm thị mặc dù đôi mắt của họ không thể nhìn thấy nhưng họ lại có một trí nhớ tuyệt vời, nếu đã từng tiếp xúc hoặc tìm hiểu về những người khiếm thị thì bạn có thể hiểu rõ điều này.
Với khả năng ghi nhớ này, việc học đàn Organ của những người khiếm thị sẽ không quá khó khăn, họ có thể ghi nhớ các nốt nhạc và những kiến thức nhanh, lâu hơn, họ không phải mất quá nhiều thời gian cho việc ghi nhớ các kiến thức mà thời gian đó được dành cho việc luyện tập và thực hành trên cây đàn Organ.
Học đàn Organ bằng xúc giác
Với những người bình thường để học đàn Organ họ sẽ kết hợp sẽ nhìn, nghe và sử dụng đôi bàn tay để cảm nhận. Nhưng với những người khiếm thị khi đã mất đi “cửa sổ tâm hồn”, mọi vấn đề của họ trở nên rất khó khăn. Với học đàn Organ, những người khiếm thị sẽ dùng đôi bàn tay để cảm nhận hình dáng, kích thước, cấu tạo và các phím chức năng của cây đàn Organ. Đôi bàn tay trở thành người bạn thân thiết và phương tiện giúp họ học đàn Organ dễ dàng, thuận tiện hơn.
Với những người khiếm thị, các giác quan của họ rất phát triển và hơn hẳn những người bình thường, xúc giác cũng không phải là một ngoại lệ. Đó chính là lý do mà những người khiếm thị sử dụng đôi bàn tay để học chữ nổi.
3 yếu tố, 3 lý do cho bạn thấy được những người khiếm thị hoàn toàn có thể học đàn Organ hoặc một nhạc cụ nào đó mà họ yêu thích và có lòng đam mê. Cũng như người bình thường, những người khiếm thị cũng cần phải nỗ lực và cố gắng rất nhiều để chinh phục đàn Organ. Những yếu tố được liệt kê ở trên chỉ giúp quá trình học chơi Organ của họ dễ dàng và thuận lợi hơn, còn học Organ được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự cố gắng, kiên trì ở mỗi người.