Đệm đàn piano cho một ca khúc là như thế nào? Và vì sao người ta lại đệm đàn piano khi hát?
Chúng ta có thể ví đệm đàn như một chiếc áo khoác, trang trí cho ca khúc, tháp tùng cho ca khúc, làm nổi bật cho ca khúc .
+ Khi thực hiện đệm đàn coi như chúng ta làm một công việc của người hòa âm (đặt hợp âm), người phối khí (sử dụng nhạc cụ hợp lí ), người sáng tác 6 (làm câu dạo đầu, câu nối…).
+ Phân biệt với độc tấu một ca khúc : tay phải ta thực hiện bấm hợp âm, và với đàn đệm tự động của đàn organ, ta xem như là có một ban nhạc đầy đủ, phần tay trái ta đàn giai điệu được xem như là lời hát của 1 ca sĩ hay độc tấu của một nhạc cụ riêng lẻ.
+ Nhưng khi hát một ca khúc mầm non ta sử dụng phần đệm tay trái và tay phải ta tạo những câu nối, tạo bè,phụ họa tiết tấu, chắc chắn là không thể đàn giai điệu theo lời hát vì sẽ đơn điệu và dễ gặp “sự cố” nếu ta đàn sai nốt mà khi hát thì đúng (lúc ấy rất khó nghe, đôi khi làm cho người truyền đạt mất bình tĩnh).
+ Và tất nhiên với sự cố gắng của chúng ta sẽ làm phần đệm đàn trở thành một bộ phận không thể thiếu được, tăng phần nghệ thuật cho ca khúc.
Để đệm được đàn piano cho một ca khúc cần phải chuẩn bị gì?
+ Học thuộc lòng các thế bấm của hợp âm ở thể nền (và các thể đảo càng tốt). Sẽ không khó vì với phạm vi “đơn giản” ở cuốn tập này chỉ sử dụng từ hai đến ba dấu hóa.
+ Thường xuyên ôn tập các kiến thức nhạc lí cơ bản, nâng cao 9.
+ Nên trau dồi và luyện tâp kĩ thuật ngón10, chạy gam11 để chúng ta thực hiện phần nối câu lưu lóat hơn.
+ Luyện tập nhiều, nghe nhiều và hình dung những âm sắc phong phú của các loại nhạc cụ.
+ Sử dụng nhạc cụ hợp lý, rẻ tiền, có đủ chức năng phù hợp với mục đích đệm đàn, (đàn phím sáng, bộ nhớ, thẻ SD card giúp luyện tập tiện ích và mau chóng hơn.