Học đàn Organ bắt đầu từ đâu?

Organ không chỉ là nhạc cụ yêu thích của những đứa trẻ, mà nhạc cụ này còn nhận được cảm tình của rất nhiều người, kể cả những bậc cao niên. Nếu theo dõi các thông tin về âm nhạc, chắc hẳn bạn sẽ biết hiện nay nhu cầu học chơi organ đang ngày càng tăng cao, điều này cũng không có gì là khó hiểu khi số lượng người bị “đắm chìm” trong thế giới âm nhạc của organ đã không còn là một con số đếm ngược.
Với những người đăng ký tham gia các lớp học organ tại trung tâm thì không có quá nhiều vấn đề phải bàn, nhưng với những người lựa chọn hình thức tự học tại nhà thì có nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Là một người mới tiếp xúc với âm nhạc, mọi thứ đối với họ đều mới mẻ, có những điều họ có thể hiểu, song cũng có những điều đọc đi đọc lại họ vẫn không thể hiểu được. Một vấn đề mà hầu hết những người mới học chơi organ đều băn khoăn, thắc mắc đó là học organ bắt đầu từ đâu? Hoc dan organ cho tre em như thế nào?
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”]
Không chỉ là vấn đề học nhạc cụ mà bất kì vấn đề gì trong cuộc sống nếu như chúng ta chưa một lần va chạm hoặc chưa có bất kì kiến thức gì liên quan thì đều cảm thấy khó khăn khi bắt đầu, bởi chúng ta thường có cảm giác không biết nên làm như thế nào cho hợp lý và đối với bản thân tôi, tôi thường chọn giải pháp đi hỏi những người có kinh nghiệm, còn bạn thì sao? Nếu vẫn chưa tìm được phương hướng bắt đầu học organ như thế nào thì tôi sẽ dùng chính những trải nghiệm của bản thân để chia sẻ cho bạn.
Trang bị những dụng cụ cần thiết: Đây là việc đầu tiên cần làm khi bắt đầu học organ, hoc dan organ cho nguoi lon nên lựa chọn mua một cây đàn organ phù hợp, tìm hiểu về cấu trúc và đặc điểm của đàn, lên một thời gian biểu cụ thể cho quá trình học, học bao nhiêu giờ mỗi ngày và học vào thời gian nào, một quyển nhạc lý cơ bản sẽ là dụng cụ cuối cùng mà bạn cần chuẩn bị.

  • Tập đọc các nốt nhạc: nhịp điệu của các bản nhạc sẽ được tạo nên bằng các nốt nhạc, việc tập đọc các nốt nhạc sẽ giúp bạn hiểu được cung bậc, độ cao thấp của bản nhạc đó như thế nào.
  • Gõ nhịp phách: Sau khi đã nắm bắt được vị trí của các nốt nhạc, việc tiếp theo bạn cần làm đó là học gõ nhịp, việc này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình chơi đàn sau này.
  • Học hợp âm: Đàn organ có rất nhiều hợp âm khác nhau, các hợp âm thường sẽ bao gồm khá nhiều những nốt đàn, để chơi được hợp âm bạn phải bấm cùng lúc nhiều phím đàn. Do vậy, bạn nên nắm vững các hợp âm của organ, dành thời gian để học hợp âm một cách từ từ để đảm bảo sau này khi đánh những nốt nhạc trên đàn bạn sẽ không phải dừng giữa quãng.
  • Luyện tay: Bạn sẽ phải luyện cả 2 tay, bởi chơi organ không chỉ dùng một tay riêng biệt nào mà bạn cần phải điều chỉnh tay theo từng nhịp điệu của bản nhạc. Sự linh hoạt sẽ là yếu tố khá cần thiết cho đôi tay. Sẽ có khá nhiều kỹ năng mà đôi tay cần luyện nếu muốn học chơi organ.

Ban đầu tôi cũng là một người mới, khá gà mờ với âm nhạc, song đó nhờ học hỏi những người có kinh nghiệm thì đến hiện tại tôi đã có thể đánh được những bản nhạc trên cây đàn organ. Nếu như bạn là người đang bắt đầu những bước chân chập chững thì có thể tham khảo các thông tin đúc kết của tôi, không thể đúng với tất cả mọi người, song đây cũng là kinh nghiệm của riêng bản thân tôi và nhiều người bạn của tôi. Xem thêm: hoc organ nang cao và cách chọn đàn organ cho người mới học