Nếu có tìm hiểu về âm nhạc thì chắc bạn cũng biết, các kiến thức nhạc lý thường rất khó, người yêu nhạc thường rất ngại, thậm chí họ không muốn học các kiến thức nhạc lý, không ít người đưa ra thắc mắc có cần thiết phải học nhạc lý khi tập chơi Organ hay không? Không học nhạc lý có sao không? Hầu hết đều muốn bỏ qua việc học các kiến thức nhạc lý. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Học nhạc lý là học những gì?
Học nhạc lý hay học lý thuyết âm nhạc là bạn sẽ học những kiến thức cơ bản của âm nhạc gồm đọc nốt nhạc, học hợp âm, trường độ nốt nhạc, dấu hóa, các nhịp cơ bản rồi đến cách hòa âm, đối âm, phối dàn nhạc, lý luận âm nhạc,…
Kiến thức âm nhạc được xem là nền tảng, gốc rễ để phát triển khả năng âm nhạc, học nhạc lý cũng sẽ là cách tiếp cận nhanh nhất với các kiến thức căn bản.
Học nhạc lý cũng như cách bạn học đọc chữ trên văn bản. Mặc dù bạn không biết chữ nhưng bạn vẫn có thể nói được giống như người không học kiến thức nhạc lý nhưng vẫn có thể chơi được đàn. Song, nếu như không biết kiến thức nhạc lý bạn chỉ có thể nghe người hát hát và hát lại mà không biết được bài hát đó bạn hát đã đúng và chính xác với văn bản gốc hay chưa, cần luyến láy ở chỗ nào, cần nhả chữ ở đâu,… Đây mới chính là điểm mấu chốt của việc học nhạc lý. Học nhạc lý sẽ giúp bạn có thể đọc một bản nhạc chính xác và tốt hơn.
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”]
Có nên học kiến thức nhạc lý hay không khi tập đàn Organ?
Như những gì đã chia sẻ ở trên thì tập chơi đàn Organ hay tập chơi một nhạc cụ nào đó, nhạc lý là một kiến thức quan trọng và khá cần thiết đối với người học. Song vấn đề có nên học hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định và sự lựa chọn của bạn. Bên cạnh đó, tùy vào những trường hợp cụ thể mà nên hay không nên học nhạc lý, một số trường hợp cụ thể như:
Học đàn Organ chỉ để giải trí: Nếu mục đích học chơi Organ của bạn chỉ để giải trí, như vậy bạn chỉ muốn chơi những bài hát yêu thích hay chỉ đệm hát cho người khác thì bạn cũng không cần phải học nhạc lý mà vẫn có thể chơi được Organ.
Học Organ để góp mặt vào ban nhạc biểu diễn: Nếu mục đích học Organ của bạn là để tham gia vào một nhóm nhạc, chơi những bản nhac của một ai đó và biểu diễn, thì chúng tôi nghĩ bạn nên cân nhắc. Bạn có thể không học, nhưng chúng tôi khuyến khích bạn nên tìm hiểu để có một ngôn ngữ chung khi chơi nhạc cùng với nhóm, hạn chế tối đa trường hợp trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
Học Organ để định hình hướng đi và phong cách chơi: Nếu bạn muốn chơi Organ theo phong cách riêng và bạn đã định hình được rõ phong cách và hướng đi của mình thì bạn nên sớm học các kiến thức nhạc lý, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong phát triển và có một phong cách chơi phù hợp.
Học Organ để biểu diễn: Khi mục đích của bạn là để biển diễn thì học nhạc lý là việc cần thiết và nên thực hiện sớm.
Học Organ để trở thành một nghệ sĩ: Nếu bạn muốn gắn bó lâu dài với nhạc cụ này thì việc học nhạc lý là việc không thể tránh được, nó sẽ giúp bạn có được một nền tảng vững chắc để phát triển và nâng cao khả năng chơi Organ của mình.
Chơi đàn không chỉ dừng lại ở việc tạo ra âm thanh, mà âm thanh ở đây cần phải có cảm xúc, không phải là cảm xúc ở một câu, một đoạn nào mà là cảm xúc chung của toàn bộ bản nhạc. Có như vậy thì bản nhạc của bạn mới có thể để lại được dấu ấn trong tâm trí người nghe. Đây chính là điều mà bạn nên biết.
Quyết định học hay không học kiến thức nhạc lý chúng tôi không thể thay bạn đưa ra câu trả lời, với những chia sẻ ở trên thì chúng tôi nghĩ bạn hoàn toàn có được câu trả lời cho riêng mình.