Một số thông tin cơ bản về đàn Organ người mới học nên biết

Với những người mới tiếp xúc và bắt đầu học chơi Organ thì việc dành thời gian tìm hiểu các thông tin cơ bản về nhạc cụ này là điều cần thiết. Những thông tin cơ bản sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và học chơi Organ.
Nếu như bạn là một người có niềm đam mê với Organ, bạn đang có ý định học chơi Organ, bạn chưa hiểu rõ những thông tin cơ bản về Organ hoặc bạn muốn tìm hiểu về Organ, thì hãy dành ra vài phút cho những thông tin được chia sẻ sau đây.
Đàn Organ là gì?
Organ là cách gọi của người Việt Nam, còn tên đầy đủ của nhạc cụ này là Organ Keyboard điện tử . Đàn Organ được thiết kế dựa trên cấu tạo và đặc điểm của đàn piano. Cũng chính vì vậy mà nhiều người thường nhầm lẫn giữa piano và Organ, song Organ có cấu trúc đơn giản, gọn gàng và dễ chơi hơn piano rất nhiều.
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”] Đây cũng là một trong những nhạc cụ được nhiều người yêu thích và lựa chọn, đặc biệt là các bạn trẻ và trẻ em.
Organ được thiết kế với hình chữ nhật, kích thước của đàn Organ sẽ phụ thuộc vào số lượng phím của đàn.

Các dòng đàn Organ chính
Thị trường Organ có rất nhiều dòng đàn khác nhau, đa dạng cả về mẫu mã, kiểu dáng và thương hiệu. Song, người ta đã chia Organ ra làm 2 nhóm chính là: Organ thông thường gồm 61 phím và Organ điện tử gồm 88 phím. 2 dòng đàn này hoàn toàn có thể phù hợp với người mới bắt đầu chơi Organ.
Cách thức hoạt động của đàn Organ
Đàn Organ sử dụng nguồn năng lượng từ điện năng, đặc điểm này vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm so với các nhạc cụ truyền thống, bởi đàn Organ sẽ không sử dụng được khi không có điện.
Organ hoạt động và phát ra âm thanh nhờ vào băng thu. Âm thanh của các nhạc cụ sẽ được thu lại, sau đó bản thu này sẽ được cài đặt vào hệ thống phím. Theo nguyên tắc này thì Organ có thể mô phỏng lại âm thanh của bất kì một nhạc cụ nào.
Đó là về mặt lý thuyết, còn trên thực tế cho biết, Organ chỉ mô phỏng được âm thanh của 600 nhạc cụ khác nhau. Mặc dù, Organ không thể mô phỏng hết được hết âm thanh của tất cả các nhạc cụ, nhưng với một kho tàng âm thanh của các nhạc cụ đã được tích hợp sẵn thì người chơi có thể thỏa sức thể hiện sự sáng tạo của mình.
Mặc dù, mô phỏng lại âm thanh của các nhạc cụ, song về bản chất âm thanh của Organ thì vẫn được giữ nguyên vẹn, vì vậy người chơi cũng không cần phải quá lo lắng.

Chức năng của đàn Organ
Đàn Organ được sử dụng với chức năng chính là hòa đệm, nhờ âm thanh ngân vang, trong sáng. Đa số các dòng đàn Organ trên thị trường hiện nay đều được sản xuất với chức năng hòa đệm tự động. Âm thanh của các nhạc cụ sẽ được hòa đệm với nhau và thu vào đàn, khá nhiều giai điệu mà bạn sẽ được sử dụng trên cây đàn Organ như dance, pop, rock,… Vì Organ hoạt động dựa trên bằng thu nên khả năng sáng tạo của người chơi trong hòa âm đã giảm đi một cách đáng kể.
Với công nghệ sản xuất hiện đại, các cây đàn Organ hiện nay đã được trang bị và tích hợp thêm khá nhiều các chức năng, có thể kể đến một số chức năng như: tự động tạo quãng hòa âm, thu âm, kết nối với các thiết bị ngoài, tạo hiệu ứng âm thanh,… Với những tính năng này, người chơi sẽ có được những trải nghiệm tốt nhất khi học và chơi đàn Organ.
Tuy không nhiều, nhưng những thông tin được chia sẻ ở trên cũng phần nào giúp bạn nắm bắt được những thông tin cơ bản về đàn Organ – một nhạc cụ dễ chơi và dễ sử dụng. Nếu bạn có thời gian thì chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian tìm hiểu thêm về cấu trúc và cách sử dụng các tính năng của đàn Organ, đây cũng là những thông tin hữu ích hỗ trợ bạn trong quá trình học chơi Organ và phát triển kỹ năng chơi Organ sau này, nhất là những người có ý định trở thành một nghệ sĩ biểu diễn Organ chuyên nghiệp.