Múa Ba-lê là bộ môn nghệ thuật rất đặc sắc – tích hợp trong nó những đặc điểm của các lĩnh vực khác nhau:
+ Múa với đời sống: là phương tiện hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ, nghệ thuật múa là “bức điêu khắc sống” qua đó phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Ngoài ra còn, phát triển thể chất, giáo dục trí tuệ cho trẻ.
+ Múa với âm nhạc: Đối với múa nói chung và múa ba-lê nói riêng, âm nhạc là một yếu tố không thể thiếu. Người ta thường nói “Âm nhạc là linh hồn của múa ”, múa chịu sự qui định của nội dung và tính chất âm nhạc, thể hiện ra những hình tượng tư tưởng tình cảm có trong âm nhạc. Vì ngay trong động tác múa đã chứa đựng tiết tấu âm nhạc.Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng “Nhạc cổ điển nuôi dưỡng tâm hồn trẻ”
+ Múa với văn học: Chúng ta đã biết một điệu múa dù đơn giản đến đâu cũng chứa đựng một nội dung văn học. Nếu không có nội dung văn học thì không còn là nghệ thuật nữa, nó chỉ còn là những động tác đơn thuần, máy móc. Nghệ thuật múa càng phát triển cao càng gắn liền với sự phát triển của văn học. Trên thế giới nhiều tác phẩm văn học đã được dựng thành những vở kịch múa nổi tiếng dành cho thiếu nhi như: Cô bé lọ lem, Công chúa ngủ trong rừng, Kẹp hạt dẻ, …Những tác phẩm này đã trở thành những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật múa.
+ Múa với sân khấu – mỹ thuật – hội họa: Nghệ thuật múa mang tính tạo hình, những khắc họa trong chuyển động (tạm dừng) liên tục theo quy luật vận động của nghệ thuật múa Ba-lê. Điểm chủ đạo của nghệ thuật múa là sự tạo hình, điêu khắc nối tiếp nhau chuyển động trong âm thanh, tiết tấu đem lại sự thu hút say sưa cho người xem. Chính vì vậy người ta vẫn gọi múa là những bức điêu khắc sống.
Tìm hiểu thêm về nghệ thuật múa ballet
Với những lợi ích thực tế rất có lợi này ba mẹ có thể gọi ngay đến Hotline 1800 6715 để tìm hiểu và đăng ký lớp học cho bé tại Việt Thương Music School.