Việc học đàn Piano với rất nhiều những lợi ích mà nó mang lại thì hiện nay đây đang là loại nhạc cụ nhận được sự lựa chọn của rất nhiều người. Vậy liệu người khiếm thị có học được đàn Piano? có lẽ đây là câu hỏi cũng như băn khoăn của khá nhiều người cần được giải đáp. Để có được câu trả lời khách quan nhất cho vấn đề này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây.
Người khiếm thị có học được đàn Piano không?
Việc học đàn Piano nói riêng hay bất cứ loại nhạc cụ, môn học nào khác nói chung đều có thể dành cho tất cả mọi người. Dù cho đôi mắt bị khuyết tật nhưng người khiếm thị hoàn toàn có thể trở thành những tài năng âm nhạc nhờ những giác quan tinh nhạy khác như đôi tai lắng nghe tốt, cảm giác về âm nhạc nhạy bén và trí nhớ tốt về nhạc lý. Chỉ cần có 1 phương pháp học đàn Piano cho người khiếm thị phù hợp và thực sự khoa học thì vấn đề học chơi đàn Piano của họ chỉ đợi thời gian mà thôi.
Dưới đây là 1 tấm gương điển hình của người khiếm thị học đàn Piano thành công trên thế giới mà bạn có thể tham khảo để giúp bạn có được câu trả lời khách quan nhất trong vấn đề người khiếm thị có học được đàn Piano hay không?
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”]
Một nghệ sĩ Piano khiếm thị tại Nhật Bản có tên là Nobuyuki Tsuji – anh là nghệ sĩ Piano kiêm nhà soạn nhạc khiếm thị rất tài giỏi. Nobuyuki Tsuji sinh năm 1988, với tuổi đời còn rất trẻ nhưng với khả năng của mình, những ngón đàn điêu luyện và cuốn hút của Tsuji đã chinh phục được nhiều sân khấu lớn trên thế giới. Nobuyuki Tsuji là một người mất hoàn toàn thị lực bẩm sinh, nhưng ngay từ lúc chập chững biết đi, anh đã làm quen với đàn Piano. Là một người khiếm thị, việc tập luyện Piano của anh gặp rất nhiều những khó khăn, nhưng với sư kiên nhận của mình đến năm 10 tuổi anh đã có một vị trí trong dàn nhạc giao hưởng ở Osaka. Tsuji đã đạt được vô số giải thưởng về Piano, trở thành nghệ sỹ Piano người Nhật Bản đầu tiên giành chiến thắng tại cuộc thi Piano quốc tế Van Cliburn năm 2009. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả anh chính là tấm gương điển hình, là minh chứng rõ nét nhất cho mọi người rằng người khiếm thị hoàn toàn có thể chơi được đàn Piano, thậm chí là chơi rất tốt.
Cách học đàn Piano phù hợp cho người khiếm thị
Một phương pháp hiệu quả, phù hợp sẽ là điều vô cùng quan trọng quyết định đến việc học chơi đàn Piano của người khiếm thi. Dưới đây là cách học đàn Piano cho người khiếm thị mà bạn có thể tham khảo:
– Những người khiếm thị họ không có một đôi mắt tốt để quan sát nhưng các giác quan khác sẽ giúp họ làm thay đôi mắt. Vì vậy, để giúp cho việc học đàn Piano của họ được tốt thì đầu tiên là cần khám phá khả năng, thế mạnh về âm nhạc của họ.
– Học đàn Piano thì đó là việc đánh thức được khả năng đàn, hát theo đàn, kiến thức nhạc lý về đàn. Do đó dạy cảm thụ âm nhạc tốt chính là cách tốt nhất để giúp cho người khiếm thị học đàn Piano.
– Chương trình dạy đó bao gồm: Có chương trình dạy phù hợp với nhu cầu, năng lực kinh tế, văn hóa, giáo dục của người khiếm thị. Đối với người khiếm thị, môi trường sống và thể trạng cơ thể sẽ quyết định nhu cầu của mỗi người, tức là khi người ta không thể nhìn thấy ánh sáng thì họ sẽ khao khát nhìn thấy mọi thứ. Mỗi người đều có một cách riêng để đạt được mong muốn của mình, vì vậy đối với người khiếm thị họ vẫn có thể chơi được đàn Piano bằng cảm xúc và trí nhớ của mình.
Ngoài việc nắm được những yếu tố trên thì việc học Piano cho người khiếm thị sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất khi bạn lựa chọn 1 môi trường học tập phù hợp, 1 lớp học Piano dành cho người khiếm thị tại các trung tâm dạy nhạc để giúp cho học viên được dạy theo chương trình riêng biệt, cùng với sự giảng dạy của các giáo viên chuyên biệt sẽ đem đến hiệu quả học tập tốt nhất.