Nếu thường xuyên theo dõi các bài viết của chúng tôi chắc các bạn cũng đã đọc được thông tin “âm nhạc không có bất kì giới hạn nào” ai cũng có thể học chơi nhạc cụ, học nhạc, học hát miễn là có niềm đam mê và tình yêu. Điều này không sai nhưng nó chỉ đúng khi bạn học đàn chỉ với mục đích giải trí hoặc biểu diễn ở quy mô nhỏ, còn nếu bạn muốn học chơi đàn để trở thành một nhạc công biểu diễn chuyên nghiệp thì bạn cần nhiều hơn niềm đam mê và tình yêu.
Vậy để trở thành một nhạc công chơi đàn Organ thành công, bạn cần có những đức tính gì? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.
Những thông tin được Việt Thương chia sẻ sau đây đều dựa trên những thông tin được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế của các nhạc công đàn Organ chuyên nghiệp và đã có tên tuổi trên thị trường âm nhạc. Bạn có thể dưa trên những thông tin chia sẻ này để hình thành cho bản thân những đức tính cần thiết, giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu trở thành một nhạc công biểu diễn Organ chuyên nghiệp và được nhiều người biết đến.
Để giúp bạn đọc dễ dàng nắm bắt được những thông tin của bài viết, chúng tôi sẽ chia làm 3 phần cụ thể: những đức tính với chính mình, với bạn đồng nghiệp và với đối tác.
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”]
Những đức tính với chính mình
- Bạn nên làm chủ kỹ thuật chơi nhạc của bản thân, đó là khả năng nắm bắt và xử lý bài hát bằng Organ
- Hiểu về thể loại nhạc mà bản thân hoặc ban nhạc đã lựa chọn, để hiểu được thể loại nhạc bạn cần phải nghe nhiều, nghe kết hợp với phân tích để nắm rõ và có kiến thức để hiểu rõ hơn đặc trưng của thể loại nhạc đó
- Hiểu về đặc điểm của nhạc cụ và các thể loại nhạc có thể sử dụng Organ để chơi
Đức tính cần có với đối tác
- Tránh sai hẹn, luôn giữ đúng thời gian như đã cam kết với đối tác dù chỉ là 1 giây. Nếu có bất kì sự cố gì xảy ra thì phải thông báo trước với đối tác để tìm phương án khác thay thế
- Luôn trong tư thế sẵn sàng làm việc, thực hiện theo đúng yêu cầu đã kí kết với đối tác, phải biết nắm bắt tâm lý của đối tác và không nên tranh cãi về vấn đề hay hoặc dở
- Tránh thể hiện sự bất bình trước mặt đối tác và đám đông
- Giao tiếp và ứng xử với thái độ vui vẻ với đối tác
- Tuyệt đối không được giữ suy nghĩ “tiền nào của nấy”, nên hoàn thành tốt những điều đã thảo thuận
- Khi đã chơi đàn Organ, hãy chơi bằng cả cảm xúc và tâm huyết của mình, không chơi theo kiểu chơi cho có lệ
Đức tính với bạn đồng nghiệp
- Hiểu rõ các tính năng nhạc cụ của bạn cùng biểu diễn
- Biết phối hợp ăn ý với bạn cùng biểu diễn
- Biết học hỏi bạn đồng nghiệp một cách cởi mở
- Biết chia sẻ kiến thức hay cho bạn đồng nghiệp
- Biết cách lắng nghe ý kiến và đóng góp của bạn đồng nghiệp
- Biết cách thỏa hiệp khi cần thiết để có kết quả tốt
- Khiêm tốn nhưng vẫn giữ được cá tính cá nhân
- Luôn thể hiện thái độ hợp tác với những nhạc công khác khi biểu diễn chung sân khấu
- Không tự cao, tự kiêu và chỉ biết đến mình
- Sẵn sàng nhận lỗi nếu bản thân mắc lỗi
Đàn Organ có rất nhiều người lựa chọn để học, nhưng trong số đó người biết chơi cũng chỉ là một con số nhỏ, người thành công với Organ lại còn ít hơn thế nữa. Bởi để trở thành một nhạc công chơi Organ thành công ngoài đam mê, năng khiếu và tình yêu thì người học Organ còn phải học hỏi thêm rất nhiều các kiến thức cần thiết, trong đó trau dồi các đức tính cần thiết là một vấn đề quan trọng.
Những đức tính được chúng tôi liệt kê trên đây là những đức tính cơ bản mà bản thân nhạc công chơi Organ nào cũng nên có. Để rèn luyện được các đức tính này không hề đơn giản. Chính vì vậy, bạn nên rèn luyện và thay đổi mình từng ngày, từng chút một để giúp hoàn thiện bản thân mình hơn cả về kỹ năng và tính cách của một người nghệ sĩ.