Đàn organ điện là dòng nhạc cụ được nhiều chọn học bởi kích thước tương đối nhỏ nhắn, dễ học, đặc biệt là có thể mô phỏng nhiều thanh âm khác nhau. Dù chọn phương pháp tự học tại nhà hay có giáo viên hướng dẫn thì trong giai đoạn mới bắt đầu, người chơi organ cũng sẽ mắc một số lỗi cơ bản. Tuy nhiên nếu biết cách khắc phục kịp thời những lỗi này thì việc tập chơi đàn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Ngồi gồng lưng, cong lưng khi đánh đàn
Đây là lỗi thường gặp nhất ở người chơi organ khi mới tập luyện. Người học đàn khi ở giai đoạn bắt đầu thường chưa tìm được tư thế ngồi đúng, không thả lỏng các bộ phận cơ thể, thường cúi gù xuống để nhìn bàn phím và bản nhạc. Nếu cơ thể gồng cứng, sẽ khiến cho các ngón tay khó di chuyển trên phím đàn, người nhanh chóng bị mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tập đàn organ.
Tư thế đúng khi tập chơi đàn organ là ngồi thẳng lưng, mắt nhìn về phía trước, có thể hướng xuống phím đàn hoặc bản nhạc, tay chân thả lỏng nhẹ nhàng. Nên cố gắng để cho bả vai, cánh tay, ngón tay, chân đều được thư giãn. Thói quen này khá khó để sửa và người chơi organ cần làm quen từ từ, dần dần từng bước một cho đến khi hoàn toàn thoải mái.
Chơi đàn organ cần luyện tập tư thế ngồi đúng
Để móng tay quá dài
Lỗi để móng tay dài thường gặp ở những bạn nữ điệu đà, nữ tính. Khi chơi organ, người tập phải đặt ngón tay vuông góc với phím đàn, vì thế móng tay dài sẽ cản trở kỹ thuật này. Để những ngón tay di chuyển lướt nhẹ trên những phím đàn, người chơi organ nên cắt móng tay sạch sẽ, gọn gàng. Khi đánh đàn chỉ nên để phần thịt ở đầu ngón tay tiếp xúc trực tiếp với bàn phím.
Lỗi không biết cách giữ nhịp đều
Khi mới bắt đầu tập chơi organ, người đánh đàn có xu hướng chạy ngón nhanh ở những đoạn nhạc dễ, đến khi vào đoạn nhạc khó thì đánh nhịp chậm hơn. Điều này khiến cho bản nhạc bị loạn nhịp, không đều và làm mất đi giai điệu hấp dẫn vốn có của bàn nhạc.
Để sửa lỗi sai này, người chơi organ cần ghi nhớ và tuân thủ các nguyên tắc sau:
-Đọc kỹ các nốt nhạc trong bản nhạc, ghi nhớ cách gõ nhịp giai điệu của bản nhạc.
-Khi tập đàn, trong khi di chuyển tay phải trên phím đàn cần đọc nhẩm nốt nhạc trong đầu, chân giữ nhịp.
-Tay trái tập phần hợp âm.
-Kết hợp đánh đàn cả hai tay, nhịp chân theo giai điệu của tay phải.
Dần dần tăng tốc khi đánh bản nhạc sao cho phù hợp với tốc độ quy định tác phẩm.
Khi tập đàn organ cần lưu ý các vấn đề kỹ thuật chơi đàn
Không khum tròn bàn tay khi đánh đàn
Rất nhiều người chơi organ có thói quen xòe bàn tay hoặc chìa bàn tay ra khi mới tập đánh đàn. Thói quen này không sửa chữa lâu dần sẽ tạo thành tư thế không đẹp khi chơi đàn, rất khó đánh đàn nhanh, đều nhịp, đồng thời âm thanh bản nhạc cũng không sâu, tròn tiếng. Tư thế bàn tay không chuẩn cũng sẽ khiến người chơi khó tập được những kỹ thuật khó.
Để khắc phục lỗi ngày trước hết người chơi đàn cần thả lỏng các ngón tay, cổ tay.Đặt các ngón tay nhẹ nhàng lên phím đàn, bàn tay từ từ khum lại, trực tiếp đàn bằng đầu ngón tay. Chỉ cần tập tư thế đúng liên tục trong vòng 1-2 tháng người chơi đàn sẽ quen dần cách đánh organ chuẩn.
Nên khum bàn tay khi đánh đàn organ
Trên đây là những lỗi cơ bản nhất mà người chơi organ khi mới tập luyện thường hay mắc phải. Người có nhu cầu tập đàn organ nghiêm túc nên chú ý những vấn đề này để kịp thời sửa chữa, giúp quá trình học đàn diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng đạt được kết quả tốt.