NSUT Quốc Hưng không cho con học nhạc trước 16 tuổi

không nên cho con học nhạc sớm

 NSUT Quốc Hưng hiện là phó trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia nhưng ông lại không đồng ý cho con học nhạc sớm. 
Và ông nói nếu bé nhà ông muốn học thì ổng chỉ cho học khi đã 16 tuổi? Lý do là gì? Tại sao không như vậy? Hãu cùng hocnhacvn.com tìm hiểu.
ãy chờ đến khi nữ được 16 tuổi, nam 17 tuổi hãy học hành bài bản. Bởi vì học thanh nhạc từ bé, khi giọng hát chưa ổn định, giọng sẽ bị vào rãnh, sau này không chữa được nữa.
không nên cho con học nhạc sớm
Theo NSUT Quốc Hưng, cha mẹ muốn con trở thành ca sĩ chuyên nghiệp thì hãy chờ đến 16 – 17 tuổi hãy học hành bài bản
Chúng ta có thể thấy nhiều ca sĩ khi bé  hát hay kinh khủng, nhưng lớn lên giọng vẫn thế, vẫn  “nheo nhéo” như trẻ con.
Nếu các cháu thích hát, hát hay, hãy để cho các cháu hát tự nhiên, muốn hát kiểu gì thì hát. Có  thể sinh hoạt ở nhà thiếu nhi, tham gia các đội hát tập thể… Nhưng hãy hát tự nhiên, đừng dạy đừng học gì cả.
Với các cuộc thi hát dành cho thiếu nhi thì sao, có nên tham gia không, thưa anh?
– Chắc chắn tôi sẽ không cho con tôi tham gia. Các phụ huynh cần cân nhắc kỹ khi cho con đi thi.
Tôi thấy bố mẹ vất vả cho con đi thi, mà cuối cùng chả giải quyết được gì.
Trẻ thua cuộc thì tự ti, không tin tưởng vào cuộc sống cũng như bản thân. Trẻ thắng cuộc cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định về tâm lý.
Tất cả những cháu nào muốn  đi theo con đường ca sĩ chuyên nghiệp thì, như tôi đã nói, hãy chờ đến 16 tuổi đối với các cháu gái, và 17 tuổi đối với các cháu trai. Khi đó cơ thể và nhất là thanh quản của các cháu đã phát triển ổn định, hãy bắt đầu học hành “tử tế”.
Nếu các cháu có năng khiếu thật sự, phụ huynh nên làm gì trong lúc chờ đến tuổi học thanh nhạc?
– Nếu có điều kiện, phụ huynh hãy cho các cháu học piano, vilon, oorgan. Đây là những nhạc cụ cơ bản của âm nhạc. Nắm chắc rồi chuyển sang học thanh nhạc sẽ rất thuận lợi.
Còn nhạc cụ dân tộc thì sao?
– Nhạc dân tộc cũng rất tốt, nhưng những nhạc cụ tôi kể trên là cơ bản nhất. Nhạc dân tộc là “ngũ cung” – tức là chỉ có 5 nốt, không phải 7 nốt nhạc cơ bản.