Điểm lại chặng đường giai đoạn đầu của Piano Jazz chuyên nghiệp ở nước ta từ 1991 – 2004, có thể nhận định về nghệ thuật Piano Jazz ở một số đặc điểm sau:
- Sự ra đời của công tác đào tạo Piano Jazz chuyên nghiệp ở Việt Nam, là bước đi đúng đắn, phù hợp với những đòi hỏi, nhu cầu của xã hội trong giai đoạn đất nước hội nhập.
- Công tác đào tạo, biểu diễn, sáng tác đã bước đầu hòa nhập được với trình độ chung của quốc tế. Đặc biệt đã có những sáng tác mang màu sắc riêng, bước đầu định hướng cho nghệ thuật Piano Jazz Việt Nam ở giai đoạn sau này.
+ Ngoài HVÂNQVNG, thiếu những cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực Jazz nói chung, Piano Jazz nói riêng, cũng như công tác xã hội hóa phổ cập nhạc Jazz tới đông đảo công chúng Việt Nam.
+ Những môn học bổ trợ cho chuyên ngành Piano Jazz, thuộc lĩnh vực Jazz còn chưa có trong hệ thống chương trình đào tạo. Thiếu tài liệu ở các phong cách Piano Jazz, các tác phẩm sáng tác Jazz của các nhạc sỹ Việt Nam chưa được hệ thống hóa trong chương trình đào tạo.
Giai đoạn từ năm 2004 – cho đến nay
Là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật Piano Jazz chuyên nghiệp ở nước ta. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất. Tuy nhiên trình độ giảng dạy, biểu diễn cũng như sáng tác thuộc lĩnh vực Piano Jazz ở nước ta đã được công chúng yêu thích, bạn bè quốc tế đánh giá cao. Điều này được thể hiện qua:
- Về đào tạo
Là giai đoạn có nhiều cán bộ về lĩnh vực Jazz nói chung, Piano Jazz nói riêng sau khi hoàn thành các khóa học, tu nghiệp ở nước ngoài trở về nước. Họ đã đều trở thành những nghệ sỹ có chất lượng cao, giảng viên có trình độ chuyên sâu của khoa Jazz nói riêng, ngành nhạc Jazz, Piano Jazz ở Việt Nam nói chung. Đặc biệt, trong số họ đã có một số giảng viên Piano Jazz thường xuyên giảng dạy cho sinh viên Jazz nước ngoài, cũng như tại một số cơ sơ đào tạo về Jazz uy tín trên thế giới. Điều này, khẳng định chất lượng chuyên môn, cũng như vai trò của đội ngũ đào tạo về lĩnh vực Piano Jazz ở Việt Nam đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Về chương trình trong giai đoạn này, ngoài những chương trình giáo trình chuẩn mực của Mỹ, từ sau năm 2003 nhờ có sự hỗ trợ của chính phủ Thụy Điển ở trong các dự án mở rộng tiếp theo như: Supporting Vietnamese Culture for Sustainable Development – Hỗ trợ văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững 2005 – 2009, Linnaeus/Palme từ năm 2013, dự án trao đổi sinh viên giữa hai trường (Contract of student exchange) từ năm 2014. Chương trình, giáo trình Jazz và Piano Jazz tiếp tục được cập nhật, nâng cấp và cải tiến để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam… Chính nhờ sự cải tiến, nâng cấp này, chuyên ngành Jazz nói chung, Piano Jazz nói riêng đã tiếp tục mở các cấp đào tạo cao hơn: năm 2004 bậc Cao đẳng và từ năm 2007 là bậc Đại học, Thạc sỹ. Cho đến nay chương trình của chuyên ngành Piano Jazz đã được mở rộng không còn chỉ tập trung ở Mỹ, Đức, Nhật bản, mà còn ở các nước châu Âu có nghệ thuật Jazz phát triển như: Thụy Điển, Pháp, Ba Lan… và liên tục được cập nhật theo kịp với các nước trong khu vực và thế giới. Các giảng viên Jazz nói chung, Piano Jazz nói riêng tiếp tục được cử đi học tập chính quy và nâng cao trình độ ở trong các dự án này.
Về chương trình, giáo trình Piano Jazz của khoa nhạc Jazz – HVÂNQG hiện nay do ảnh hưởng của sự hợp tác trong đào tạo và biểu diễn với Thụy Điển, đặc biệt là sự giúp đỡ của GS đầu ngành về lĩnh vực Piano Jazz Thụy Điển Håkan Rydin 16 nên hệ thống chương trình, giáo trình đang được sử dụng, có sự tương đồng giữa Học viện Hàn lâm âm nhạc Malmö và HVÂNQGVN ở các cấp đào tạo. Trong đó phải kể đến những tuyển tập tiêu biểu như: tuyển tập 106 cuốn của Jamey Aebersold với hơn 1000 tác phẩm, tuyển tập New Real Book I, II, III, tuyển tập The European Real Book, tuyển tập Jazz Fake Book, tuyển tập Jazz LTD, tuyển tập Library of Musicians’ Jazz, tuyển tập The Colorado CookBook, tuyển tập The Latin Real Book, tuyển tập SlickBook I, II.
Đây là những tuyển tập mà chuyên nghành Piano Jazz thuộc khoa Jazz – HVÂNQGVN đã sử dụng, đạt được hiệu quả trong công tác đào tạo và biểu diễn trong giai đoạn này. Đặc biệt các tác phẩm Jazz Thụy Điển bao gồm: âm nhạc dân gian Thụy Điển kết hợp với ngôn ngữ nhạc Jazz, các tác phẩm Jazz theo phong cách Bắc Âu như của: Lars Gullin, Lars Jansson, Håkan Rydin, Jan Johasson… đã thường xuyên sử dụng trong các cấp đào tạo cũng như trong các chương trình biểu diễn. Hơn nữa, thông qua phong cách và ngôn ngữ trong các tác phẩm Jazz Thụy Điển, các tác phẩm Jazz Việt Nam cũng đã kết hợp ngôn ngữ của âm nhạc truyền thống Việt Nam với các phong cách Jazz Thụy Điển. Các tác phẩm này, cũng đã được đưa vào trong chương trình giảng dạy. Chính nhờ hàng chục nghìn tác phẩm trong những tuyển tập này, học sinh và sinh viên nhạc học chuyên ngành Jazz nói chung, Piano Jazz nói riêng đã tuần tự được nâng cấp về kỹ thuật, khả năng diễn tấu, ngẫu hứng, trong từng phong cách. Đặc biệt là phương pháp sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với ngôn ngữ nhạc Jazz.
Những nghệ sỹ, giảng viên Piano Jazz hiện đang công tác tại khoa Jazz đã từng được học tập và làm việc tại Thụy Điển như: Ths Nguyễn Tiến Mạnh, Ths Lê Bằng, Nguyễn Tuấn Nam… đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi phong cách Jazz của Thụy Điển. Sự chi ảnh hưởng này, không chỉ giúp họ nâng cao trình độ kỹ thuật, ngẫu hứng, thẩm mỹ âm nhạc cho riêng bản thân mình, mà còn giúp cho họ về những phương pháp sư phạm nhạc Jazz ở từng cấp học trong nhiều năm trước đây còn hạn chế như:
– Phương pháp sư phạm đối với bậc đào tạo Trung cấp, Đại học
+ Luyện tập các thang âm trong lĩnh vực Jazz song song với các thang âm trong âm nhạc cổ điển.
+ Luyện tập cách sắp xếp các hợp âm 7 như: 7 trưởng, 7 thứ, 7 át, 7 giảm, 7 bán giảm, cũng như các thể đảo và các biến âm ở bậc 5, 9, 11, 13.
+ Luyện tập các tiến trình hòa âm như: II-V, V-I, II-V-I, I-VI-II-V-I, I-II-III- IV… cũng như các biến thể, hợp âm thay thế trong các tiến trình hợp âm.
+ Luyện tập các phong cách trong Jazz thông qua một số tác phẩm Jazz nguyên bản.
+ Luyện tập các mẫu câu (Slick) của từng phong cách.
+ Luyện tập các tiết tấu đặc trưng của Jazz ở trong từng phong cách.
+ Học phương pháp phân tích, so sánh giữa các giai điệu của âm nhạc cổ điển trong các Etudes với giai điệu của Jazz trong các Etudes.
+ Học phương pháp phân tích, so sánh cấu trúc hòa âm của các tác phẩm cổ điển đối với cấu trúc hòa âm trong các tác phẩm Jazz.
+ Tiếp cận với phương pháp luyện tai nghe (Eartraining) trong lĩnh vực Jazz.
+ Học các phương pháp ngẫu hứng trong Jazz.
+ Học các phương pháp biểu diễn như: khả năng chơi solo, chơi hòa tấu ban nhạc, dàn nhạc… trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong nhạc Jazz.
Các môn học bổ trợ cho chuyên ngành Piano Jazz như: Lịch sử nhạc Jazz, Hòa âm nhạc Jazz, Ngẫu hứng nhạc Jazz, Hòa tấu nhạc Jazz… đã được bổ sung song song với chuyên ngành chính.
Trên đây là một số thành quả nổi bật của khoa nhạc Jazz – HVÂNQGVN nhờ sự lan tỏa của công tác đào tạo Jazz từ Thụy Điển. Tuy nhiên, chúng tôi thấy vẫn còn tồn tại một số bất cập sau:
– Trong hệ thống các môn học bổ trợ cho chuyên ngành còn thiếu:
+ Hệ thống lý thuyết về Jazz cho bậc đào tạo Trung cấp.
+ Môn học Jazz Eartraining (luyện tai nghe nhạc Jazz).
+ Môn học Jazz Arranging (phối khí nhạc Jazz).
+ Môn học phương pháp sư phạm nhạc Jazz.
- Thời lượng trong hệ thống các môn học bổ trợ cho chuyên ngành hiện đã được giảng dạy tại HVÂNQG như: lịch sử nhạc Jazz, hòa âm nhạc Jazz, hòa tấu Jazz, ngẫu hứng nhạc Jazz còn chưa cân xứng với chương trình, giáo trình của công tác đào tạo Jazz chuyên nghiệp trên thế giới.
- Còn thiếu đội ngũ các nhà lý luận, phê bình, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực
Là giai đoạn trưởng thành của công tác đào tạo Piano Jazz chuyên nghiệp ở nước ta. Sinh viên Đại học Piano Jazz tại HVÂNQGVN sau khi tốt nghiệp đều đã trở thành những nghệ sỹ nhạc Jazz chuyên nghiệp cũng như được bạn bè quốc tế công nhận về khả năng biểu diễn độc tấu, hoà tấu, phối khí, dàn dựng, sáng tác, cũng như trở thành đội ngũ giảng viên Piano Jazz cho các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học tại các địa phương. Tất cả những hoạt động của họ, trong công tác đào tạo và biểu diễn, đã đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của đời sống âm nhạc ở nước ta. Cho đến nay, công tác Piano Jazz chuyên nghiệp ở Việt Nam đã diễn ra trên cả ba miền đất nước với sự ra đời của các học viện, trung tâm đào tạo Piano Jazz có uy tín như: Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh (năm 2011), Học viện âm nhạc Huế (năm 2015)… (Bđ 3, phl 5, tr.374)
Håkan Rydin: là giáo sư đầu ngành về Piano Jazz tại Thụy Điển. Người sáng lập ban nhạc Jazz Nexus huyền thoại của Thụy Điển với hơn 1000 buổi hòa nhạc trên khắp thế giới, cũng như biểu diễn với các nghệ sỹ Jazz như: Thad Jones, Pepper Adams, Red Mitchell, Etta Cameron, Enrico Rava, Tim Hagans, Georgie Fame, David Liebman… Ông là thầy của nhiều thế hế nghệ sỹ, giảng viên Piano Jazz chuyên nghiệp ở Việt Nam như: Phạm Tuấn Hùng, Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Tuấn Nam, Lê Bằng… cũng như có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo và biểu diễn Piano Jazz nói riêng, Jazz nói chung ở Việt Nam.