Chất lượng âm thanh của đàn Violin chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác nhau. Một trong số đó không thể không nhắc đến là sự ảnh hưởng của môi trường, sự già hóa của đàn và cả quá trình chơi đàn. Để hiểu rõ hơn về điều này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự ảnh hưởng của môi trường và quá trình chơi tới âm thanh đàn Violin ngay sau bài viết dưới đây.
Sự ảnh hưởng của môi trường và quá trình chơi tới âm thanh đàn Violin
Harry là một nghệ nhân có tiếng, vào năm 2001, ông đã bắt đầu dự án bằng việc làm 2 cây đàn giống hệt nhau từ cùng một tấm gỗ tốt tới 80 tuổi. Với phần bụng và các phần lân cận đều cùng được làm từ cây vân sam, phần lưng đàn được làm từ một mẫu gỗ thích. Trong và sau khi làm, họ đã tiến hành kiểm tra âm thanh bởi các tiến sĩ, nghiên cứu sinh tại UNSW( The University of New South Wales). Cuối cùng những chiếc đàn đó được đem ra chơi thử đểcho mọi người đánh giá. Sau đó một chiếc được kiểm soát trong điều kiện bảo quản của bảo tàng, chỉ thi thoảng mới được đem ra chơi. Cái còn lại thường xuyên được đem ra chơi và thực hành.
Dưới đây chúng ta sẽ cùng xét tới một vài khía cạnh mà độ tuổi và phong cách của người chơi ảnh hưởng tới đàn:
– Người chơi thay đổi một số yếu tố như: kích thước và kiểu ngựa đàn, chất liệu làm dây đàn, cây vĩ, vị trí que chống… Sự thay đổi tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người, tuy nhiên nếu đàn được sử dụng bởi người chơi có kinh nghiệm thì những thay đổi đó thường được cải tiến theo hướng đưa âm thanh tới sự được ưa thích và dễ nghe hơn.
– Sự thay đổi cơ học theo độ tuổi, các đặc tính cơ của đàn Violin có thể thay đổi theo độ tuổi hoặc do tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường hay theo mùa. Tuy nhiên, thì cũng chưa thật chưa đủ để thuyết phục độ tuổi có ảnh hưởng tới âm thanh đàn Violin.
– Vậy việc chơi có thay đổi tính cơ học của đàn? Các bộ phận của đàn chịu tác động khá nhiều tới biên độ thấp, cao, độ rung cơ học trong quá trình chơi. Về nguyên tắc thì mọi người có thể nghĩ rằng nó có thể làm thay đổi tính cơ học nội tại của đàn.Tuy nhiên thì tính nội tại cơ học của đàn sẽ bị thay đổi trong điều kiện có đủ sự kích thích, tác động đủ lớn từ âm thanh tới đàn.
Mọi góc nhìn đều rất khó khăn khi tiến hành thí nghiệm, đặc biệt là yếu tố tuổi và thời gian chơi đàn. Trong đó thời gian thường rất khó kiểm soát, vì vậy mà cần có sự cho phép tiếp cận nhạc cụ chất lượng cao được duy trì trong điều kiện bảo quản, theo dõi nghiêm ngặt tại bảo tàng. Với thí nghiệm đã được tiến hành, nhạc cụ được so sánh khi còn mới, sau 3 năm, tiếp đó là thêm 4 ngày, một số được chơi liên tục, còn lại sẽ được để nguyên.
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”]
Cuộc thí nghiệm này diễn ra khi các cây đàn được chơi bởi những nghệ sĩ giàu kinh nghiệm, người chơi sẽ bị bịt mắt. Và kết quả mang lại là nó không có sự khác biệt nhiều, dù cả người chơi hay người nghe thì đều nhận thấy là không có sự khác biệt nhiều ở đây. Sau đó thì một thí nghiệm riêng biệt cuối cùng đã được tiến hành với nghệ sĩ Romano Crivici, chủ sở hữu của chiếc đàn Violin được mời đàn một đoạn trên một loạt các nhạc cụ theo thứ tự ngẫu nhiên để xác định đâu là nhạc cụ của “mình”, đâu là của “ bảo tàng”. Và kết quả là ông đã đúng 20/24 chiếc, tuy nhiên ở đây chúng ta không xét tới việc ông sử dụng tín hiệu xúc giác để xác định nhạc cụ.
Như vậy là sau khi tìm hiểu về những điều mà chúng tôi chia sẻ trên chắc hẳn đã giúp cho các bạn hiểu được môi trường và quá trình chơi ảnh hưởng như thế nào tới âm thanh đàn Violin rồi đúng không nào? Từ việc nắm được điều này sẽ giúp cho bạn biết cách để bảo quản, giữ cho âm thanh đàn Violin của mình như thế nào cho tốt nhất.