Việc dạy học thơ văn NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ở trong nhà trường đã có từ thời Pháp thuộc. Các nhà nghiên cứu, nhà sư phạm, như Dương Quảng Hàm, Lê Thước,… là những người đầu tiên có công khám phá và khẳng định những giá trị của tác phẩm thơ văn ông, đặc biệt là truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên. Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến nay đã xuất hiện rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về việc dạy học thơ văn NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU trong nhà trường, tiêu biểu như Từ thực tế giảng dạy trong nhà trường nghĩ thêm về nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu của nhà giáo Nguyễn Đình Chú [8]; Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học, lớp 9 do Trần Đình Sử (chủ biên) [128]; Phương pháp dạy – học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ở Trường Trung học phổ thông theo hướng hoạt động tiếp nhận của học sinh của Lê Thị Thanh Hồng [56],…
Tuy nhiên, vấn đề chúng tôi quan tâm ở đây không phải là những công trình thiên về việc dạy học thơ văn NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU nói chung mà trọng tâm là khảo sát xem những công trình, bài viết này đã thể hiện cách thức tổ chức dạy học thơ văn NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ở trường PT theo hướng nào. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy những công trình, bài viết nghiên cứu về cách thức tổ chức dạy học thơ văn NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU thì có nhiều hướng khác nhau, riêng việc tiếp cận theo hướng VĂN HÓA NAM BỘ lại rất ít, nếu có chăng cũng chỉ đề cập một vài khía cạnh nhỏ lẻ chứ chưa thành một hệ thống, cũng như chưa đề xuất các giải pháp tổ chức dạy học thơ văn ông theo hướng VĂN HÓA NAM BỘ một cách rõ ràng, cụ thể. Một số công trình tiêu biểu, như Nguyễn Đình Chiểu của tác giả Hồ Sĩ Hiệp [61]. Đây là công trình đi sâu khám phá toàn bộ thơ văn NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU nhằm định hướng cho người tiếp nhận thơ văn ông được dễ dàng hơn. Cho nên ở công trình này, tác giả cũng đã cung cấp cho người học nhiều hướng tiếp cận, khám phá thơ văn NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, trong đó có hướng theo góc nhìn văn hóa dân tộc nhưng chưa làm rõ giá trị VĂN HÓA NAM BỘ trong văn thơ ông. Hay, tác giả Trịnh Thu Tiết có công trình Nguyễn Đình Chiểu [137]. Đây là công trình hết sức thiết thực và bổ ích nhằm giúp cho người dạy và người học trong nhà trường có cách tiếp cận, khám phá toàn bộ thơ văn NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU trên nhiều phương diện khác nhau. Đặc biệt, khi giới thiệu về mặt nghệ thuật thơ văn NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, tác giả cũng có chú ý đề cập đến sắc thái miền Nam, nhất là về mặt ngôn ngữ. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa định hướng một cách cụ thể những giá trị VĂN HÓA NAM BỘ trong thơ văn NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU.
Bên cạnh những công trình khám phá, hướng dẫn dạy và học toàn bộ thơ văn NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU như trên, còn có những công trình, bài viết tập trung nghiên cứu về cách tiếp nhận và dạy học tập trung hướng vào một tác phẩm cụ thể của NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, tiêu biểu như tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, là “một trong những bài văn hay nhất” được tuyển chọn để đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông trong SGK Ngữ văn, lớp 11 hiện hành. Làm rõ vấn đề này, tác giả Phạm Thị Mai Hương có công trình Con đường hướng dẫn học sinh khám phá, chiếm lĩnh chiều sâu nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU để nâng cao hiệu quả dạy và học [69]. Công trình này đã đưa ra cách tiếp cận bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc theo hướng mới. Đó là tiếp cận trên văn bản và cả ngoài văn bản nhằm hướng dẫn HS khám phá, chiếm lĩnh chiều sâu nghệ thuật tác phẩm, thể hiện ở các phương pháp: phương pháp đọc, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp giảng bình, phương pháp so sánh,… Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là ngay trong phần thiết kế bài học, tác giả hướng dẫn người dạy khi khai thác tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cần chú ý phải dựa vào hoàn cảnh sáng tác, tức là đặt tác phẩm trong mối quan hệ đa chiều giữa hoàn cảnh thời đại và hoàn cảnh của thế hệ HS hôm nay. Có thể nói, đây cũng là một trong khía cạnh của việc tiếp cận theo hướng văn hóa để hiểu bài văn tế này. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là khía cạnh nhỏ trong việc tiếp cận tác phẩm theo hướng VĂN HÓA NAM BỘ. Cũng nhằm giúp HS tiếp cận được bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đạt hiệu quả cao, tác giả Trần Nho Thìn có bài Tiếp cận văn hóa đối với các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình SGK Ngữ văn, lớp 11 [154]. Đây là bài viết có điểm nhìn mới, từ góc nhìn văn hóa dân tộc để tiếp cận thơ văn trung đại Việt Nam nói chung, bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU nói riêng. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra một số kinh nghiệm để giảng dạy bài văn tế Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dưới góc nhìn văn hóa. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài báo, tác giả chỉ đề cập đến một số vấn đề như phương diện cảm xúc, thể loại và đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu cơ sở văn hóa của khái niệm “nghĩa” và coi đó là chìa khóa để hiểu đúng tác phẩm. Do đó, bài viết cũng chỉ khơi gợi hướng khám phá tác phẩm ở góc độ văn hóa dân tộc chứ chưa chú ý đến hướng tiếp cận dưới góc nhìn VĂN HÓA NAM BỘ. Đặc biệt, gần đây nhất, tác giả Lại Thị Thương có công trình Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu Ngữ văn, lớp 11, tập 1 . Đây là công trình đưa ra cách tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa để dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Xem thêm nhiều tin tức âm nhạc tại Việt Thương Music