Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người yêu nhạc, nhất là các bậc phụ huynh đang có nhu cầu muốn định hướng cho con theo các lớp đào tạo nhạc cụ.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo và giảng dạy âm nhạc, chúng tôi hiểu rằng chỉ khi người yêu nhạc giải đáp được hết những thắc mắc, họ mới có thể đưa ra được lựa chọn và quyết định chính xác. Theo chúng tôi, câu hỏi có nên hay không nên học Piano trên đàn Organ là một câu hỏi khá hay và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhiều người. Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng đi điểm qua một vài yếu tố về sự khác biệt của Piano và Organ.
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”]
Sự khác biệt giữa Piano và Organ
Có rất nhiều điểm khác biệt giữa Piano và Organ, song chúng tôi chỉ đưa ra một số khác biệt cơ bản như:
Cảm giác phím: đây là yếu tố giúp người chơi thể hiện chính xác cảm xúc của mình thông qua những nốt nhạc. Phím của Piano nặng hơn so với Organ, vì vậy mà cảm xúc âm nhạc thể hiện qua đàn Piano sẽ tốt hơn so với Organ. Một cây đàn có cảm giác phím tốt cũng tạo được cảm hứng cho bạn khi chơi đàn
Âm thanh: đây là yếu tố được rất nhiều người chơi để ý, âm thanh của Piano thường chân thật, mộc mạc và sâu lắng hơn; trong khi đó âm thanh của Organ được điện tử hóa nên các âm sắc, giai điệu thường không rõ ràng và khó thể hiện được cảm xúc của người chơi.
Giá cả: Piano được sản xuất kì công và tỷ mỉ hơn so với đàn Organ, nên mức giá thành của đàn Piano thường cao hơn so với Organ có các tính năng tương tự nhau.
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”]
Tại sao nhiều người thích học Piano trên đàn Organ?
Chúng tôi xin đưa ra một số lý do cơ bản để nhiều người lựa chọn học Piano trên đàn Organ như sau:
- Có một số cấu tạo tương tự nhau: Đàn Organ và Piano đều được thiết kế với các phím trắng Organ giá thành rẻ và có nhiều âm thanh đa dạng
- Thiết kế đàn Organ nhỏ gọn, phù hợp với diện tích của nhiều gia đình
- Lựa chọn Organ sẽ phù hợp hơn khi mà chưa xác định được mục tiêu và hướng đi trong tương lai
Đây là 4 lý do chính để nhiều người lựa chọn học Piano trên đàn Organ, điểm qua các lý do đó thì có lẽ bạn cũng thấy được, đây là một lựa chọn hợp lý và tốt nhất dành cho các bạn lúc này. Còn vấn đề có nên hay không nên tập Piano trên Organ sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.
Có nên hay không nên học Piano trên đàn Organ?
Câu trả lời cho câu hỏi này là bạn có thể học Piano trên đàn Organ nhưng nên hạn chế bởi 2 lý do sau đây:
Trọng lượng phím: Phím đàn Piano được thiết kế nặng và sâu hơn đàn Organ khá nhiều. Nếu ban đầu tập chơi trên đàn Organ, bạn sẽ quen với độ nhẹ của phím đàn. Vì phím đàn nhẹ nên việc sử dụng lực khi chơi Organ là không quá nhiều. Do vậy, khi chuyến sang chơi Piano, bạn có thể bị sai kỹ thuật hoặc cảm thấy rất khó để tạo ra được những âm thanh trên cây đàn Piano.
Số lượng phím đàn: Đàn Piano thường được thiết kế với 88 phím tương đương với 7 octave, trong khi đàn Organ thiết kế lớn nhất chỉ có 76 phím đàn, ít nhất cũng chỉ 61 phím tương đương với 5 octave. Chính sự chênh lệch về octave này sẽ gây khó khăn cho việc tập luyện. Đàn có số lượng phím ngắn sẽ khó khăn hơn khi chạy gam âm, tập chơi với đàn Organ quá lâu khi chuyển sang chơi Piano bạn sẽ khó thích nghi, có thể sẽ phải tập chơi lại từ đầu.
Nếu bạn muốn hướng đến chơi Piano thì thay vì lựa chọn tập chơi Organ rồi chuyển sang Piano thì bạn có thể mua Piano điện và học chơi, như vậy khi bạn chuyển sang chơi Piano cơ cũng cảm thấy dễ dàng hơn.
Mong rằng, với những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên phần nào cũng giúp bạn có được câu trả lời cho thắc mắc về vấn đề học chơi đàn Organ.