Những lỗi hay gặp nhất khi học chơi đàn Organ

Organ là một nhạc cụ hiện nay được rất nhiều người lựa chọn để học, trong suốt quá trình học, dù là học ở trung tâm có giảng viên hướng dẫn hay tự học Organ tại nhà thì người học cũng không thể tránh được những lỗi khi học chơi. Vậy những lỗi học đàn Organ nào thường gặp nhất và khắc phục những lỗi này bằng cách nào? Hãy cùng Việt Thương tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Để móng tay quá dài
Rất nhiều bạn trẻ hiện nay thường thích để móng tay dài và khi học chơi Organ, nhiều người vì tiếc bộ móng tay đẹp nên đã không nỡ cắt móng tay đi. Việc để móng tay quá dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học chơi và luyện tập trên Organ, bạn sẽ không thể chạy ngón được nhanh, không xử lý được các kỹ thuật và nhất là bàn phím của đàn có thể sẽ bị giảm tuổi thọ.
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”] Do vậy, để đảm bảo được hiệu quả của học Organ và đảm bảo được tuổi thọ của đàn, bạn nên cắt móng tay gọn gàng, chỉ nên tiếp xúc với phím đàn bằng phần thịt ở đầu ngón tay, tránh tuyệt đối để móng tay làm ảnh hưởng đến cây đàn Organ.
Gồng người khi tập chơi
Vì mới bắt đầu tiếp xúc và học chơi Organ nên nhiều người thường không cảm thấy thoải mái, không thấy tự nhiên khi ngồi để tập luyện với đàn. Người học thường gồng người lên trong khi luyện tập, không thả lỏng được các bộ phận của cơ thể, cánh tay và các ngón tay cũng luôn gồng cứng, điều này sẽ làm cho các ngón tay sẽ bị hạn chế trong quá trình tương tác với đàn, đồng thời bạn cũng dễ rơi vào tình trạng khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học đàn Organ.
Do vậy, để tạo ra được sự thoải mái tốt nhất trong quá trình học chơi Organ, bạn nên  thả lỏng cơ thể trong khi chơi từ ngón tay, bàn tay, cổ tay, cánh tay, chân, vai, mặt cho đến đầu. Việc thả lỏng cơ thể tưởng chừng là một việc đơn giản song không phải ai cũng dễ dàng làm được. Do vậy, bạn nên tập thay đổi từ từ, từng li từng tí một. Như vậy sẽ tốt cho bạn hơn khi luyện tâp Organ.

Ngồi cong lưng
Không ít người bắt đầu học Organ hiện nay đều không tìm hiểu về tư thế ngồi chơi Organ thoải mái và đúng đắn nhất, mọi người thường ngồi theo cách riêng của mình và một lỗi thường gặp nhất trong cách ngồi đó là ngồi cong lưng. Lỗi này gặp ở cả người lớn và trẻ em, người học thường có xu hướng ngồi cong lưng để nhìn bản nhạc được rõ hơn và cũng dễ dàng nhìn được các nút chức năng ở trên đàn. Song chính việc ngồi cong lưng sẽ khiến người học cảm thấy bị mỏi lưng, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến việc luyện tập trên cây đàn Organ.
Nếu đang mắc phải lỗi này thì bạn nên thay đổi tư thế ngay, nên ngồi thẳng đứng lưng, mắt nhìn về phía trước, hai tay thả lỏng, chân bạn để chạm sạn, tránh vắt chéo hoặc bỏ chân lên ghế trong khi chơi Organ. Thay đổi tư thế ngồi bạn sẽ thấy quá trình học chơi Organ của bản thân sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.
Không khum tròn bàn tay
Lỗi này cũng gặp ở không ít những người học chơi Organ, bàn tay trong khi chơi đàn thường chỉa lên hoặc xòe ra. Ban đầu người học không biết có thể khiến tư thế bàn tay này trở thành thói quen khi tập chơi đàn Organ. Sau này khi nhận biết thì đã rất khó để thay đổi. Không khum tròn được bàn tay khi học chơi Organ sẽ khiến người học sẽ gặp không ít khó khăn trong luyện tập cũng như thực hiện các kỹ thuật ở trên đàn, các thao tác sẽ không thể nhanh và dứt khoát.
Do vậy, nếu bạn nào mới học chơi Organ và đang gặp phải lỗi này thì hãy sớm thay đổi, bạn nên thả lỏng bàn tay và ngón tay, để các ngón tay nhẹ nhàng lên phím đàn rồi khu tròn bàn tay lại. Tập luyện hàng ngày bạn sẽ thay đổi thói quen không tốt của đôi tay khi chơi đàn Organ.
Đây là những lỗi thường gặp nhất khi chơi đàn Organ mà người học chơi cần tránh và sửa chữa nếu gặp phải.